Hộ kinh doanh cá thể

trangchu:;top:;bottom:;trai:;phai:;TrangDanhMuc:;TrangChiTiet:;Canonical:;SiteMap:;-cauhinhseo-

A. Hộ Kinh Doanh Cá Thể Là Gì?

Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 43/2010 ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp thì để đăng ký hộ kinh doanh: cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện Hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp Quận/ Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

1. Hộ kinh doanh cá thể chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Mức thu nhập thấp được quy định không được vượt quá mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.

4. Theo quy định tại Thông tư số 14/2010/TT-BTC ngày 04/06/2010 của Bộ Tài chính, và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì từ ngày 1/1/2009 sẽ bãi bỏ thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và chỉ thu thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh doanh nhưng chỉ có một người đứng tên trong đăng ký kinh doanh thì người đứng tên trong đăng ký kinh doanh là đối tượng nộp thuế.

B. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định ở trên còn phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định ở trên còn phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nêu trên.

C. Hộ kinh doanh cá thể đóng loại thuế gì?

Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế. Các chi phí hợp lý bao gồm: tiền lương, tiền công, thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động; chi phí nguyên vật liệu, hàng hóa sử dụng vào sản xuất kinh doanh; chi phí khấu hao, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản xuất kinh doanh; chi trả lãi tiền vay; chi phí quản lý; các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp theo qui định của pháp luật được tính vào chi phí và các khoản chi phí khác có liên quan. Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chứng từ, sổ kế toán theo qui định của pháp luật. Trường hợp nhiều người cùng tham gia kinh doanh trong một đăng ký kinh doanh thì thu nhập chịu thuế của mỗi người được xác định theo

(a) tỉ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh; hoặc

(b) thỏa thuận giữa các cá nhân đăng ký kinh doanh; hoặc

(c) tính bằng số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký kinh doanh không xác định tỉ lệ vốn góp hoặc không có thỏa thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân.

D. Đăng ký hộ kinh doanh, các trường hợp cần lưu ý:

1. Ai có thể đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh ?

Cá nhân là công dân Việt Nam có thể đăng ký kinh doanh hội kinh doanh. Cá nhân này đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Một nhóm người hoặc một hộ gia đình cũng có thể đăng ký kinh doanh loại hình doanh nghiệp hộ kinh doanh.

Trách nhiệm tài chính của chủ Hộ kinh doanh ?

Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ của hộ kinh doanh. Điều này có nghĩa nếu việc kinh doanh thất bại, chủ hộ kinh doanh sẽ phải sử dụng các tài sản cá nhân của mình (tiền, nhà, đất, xe ôtô, v.v.) để trang trải các khoản nợ của hộ kinh doanh.

2. Hộ kinh doanh được phép sử dụng bao nhiêu lao động ?

Một hộ kinh doanh được phép sử dụng không quá 10 lao động. Hộ kinh doanh sử dụng hơn 10 lao động phải đăng ký kinh doanh dưới một trong các hình thức doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp, gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

3. Một Hộ kinh doanh có thể có bao nhiêu địa điểm kinh doanh ?

Một hộ kinh doanh chỉ được phép đăng ký một địa điểm kinh doanh trên phạm vi toàn quốc. Hộ kinh doanh nếu muốn hoạt động kinh doanh tại hai địa điểm kinh doanh trở lên phải đăng ký kinh doanh dưới một trong các hình thức doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp.

4. Hộ kinh doanh có được phép sở hữu và sử dụng con dấu hay không ?

Hộ kinh doanh không được quyền làm và sử dụng con dấu.

5. Đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh tại đâu ?

Bạn cần gửi hồ sơ đăng ký đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp Quận/Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh, sau khi đã hoàn thành đầy đủ tất cả các hồ sơ đăng ký kinh doanh theo yêu cầu.

6. Hồ sơ đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh gồm các tài liệu gì ?

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanhHộ kinh doanh. Mẫu giấy đề nghị được cung cấp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận/Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bản sao giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc đại diện hộ kinh doanh Các thông tin cần cung cấp trong Hồ sơ đăng ký kinh doanh ?

Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh

Ngành, nghề kinh doanh

Số vốn kinh doanh

Tên đầy đủ, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ hộ kinh doanh hoặc đại diện hộ gia đình

Địa chỉ nơi cư tú của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình

Chữ ký

7. Có nhất thiết phải đặt tên cho Hộ kinh doanh hay không ?

Tất cả các hộ kinh doanh đều phải có tên.

8. Có quy định về việc đặt tên Hộ kinh doanh hay không ?

Tên hộ kinh doanh phải gồm hai thành tố: Thành tố thứ nhất là loại hình doanh nghiệp “hộ kinh doanh”; Thành tố thứ hai là tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng hộ kinh doanh phải bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu và phải phát âm được. Không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong cùng phạm vi huyện nơi bạn dự định đặt địa điểm kinh doanh. Do đó, bạn cần kiểm tra tên đã đăng ký của tất cả các hộ kinh doanh đang hoạt động trong huyện mình trước khi đặt tên. Nếu tên bạn đinh đặt cho hộ kinh doanh của mình trùng với một tên hộ kinh doanh đã đăng ký, giấy xin đăng ký kinh doanh của bạn sẽ không được chấp nhận.

9. Có thể thành lập Hộ kinh doanh hoạt động trong các ngành, nghề theo pháp luật đòi hỏi phải có giấy phép hành nghề hay không ?

Trong trường hợp này, bạn cần gửi bản sao giấy phép hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

10. Có thể thành lập Hộ kinh doanh hoạt động trong các ngành, nghề theo pháp luật đòi hỏi phải có vốn pháp định hay không ?

Trong trường hợp này, bạn cần gửi bản sao hợp lệ giấy xác nhận vốn pháp định do cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

11. Mất bao lâu để đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh ?

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho bạn trong vòng 5 ngày kể từ ngày bạn nộp giấy xin đăng ký kinh doanh nếu: ngành, nghề kinh doanh của bạn không nằm trong danh sách các ngành, nghề kinh doanh bị cấm (sản xuất pháo nổ, súng, v.v.); tên hộ kinh doanh của bạn thoả mãn các yêu cầu về đặt tên doanh nghiệp; bạn đóng đầy đủ lệ phí đăng ký kinh doanh; giấy xin đăng ký kinh doanh của bạn được điền đầy đủ và các giấy tờ kèm theo trong hồ sơ đăng ký kinh doanh được nộp đầy đủ.

Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu đăng kí kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho bạn giấy biên nhận, ghi rõ ngày nộp hồ sơ. Nếu các nội dung trong hồ sơ yêu cầu đăng ký kinh doanh không đầy đủ theo quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu bạn chỉnh sửa hoặc bổ sung hồ sơ trong vòng 5 ngày làm việc. Trong thông báo này, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chỉ rõ nội dung cần chỉnh sửa hoặc bổ sung.

12. Loại hình kinh doanh hộ gia đình nào được phép miễn trừ việc đăng ký kinh doanh ?

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.

Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp trên phạm vi địa phương. Mức thu nhập thấp được quy định không được vượt quá mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế.

Bạn cần tìm hiểu kỹ mức thu nhập thấp được quy định tại địa phương mình để biết hộ kinh doanh của mình có được miễn trừ việc đăng ký kinh doanh hay không.

Các quy định của Pháp luật áp dụng?

- Luật Doanh nghiệp 2005;

- Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;

-Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010 của Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh.

- Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ về Luật thuế Thu nhập các nhân.

Danh mục ngành nghề cần lưu ý khi đăng ký Danh mục ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề:

Kinh doanh dịch vụ pháp lý;

Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;

Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y;

Kinh doanh thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng;

Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán;

Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật;

Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng;

Thiết kế phương tiện vận tải;

Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

Kinh doanh dịch vụ kế toán;

Danh mục ngành nghề cần kiểm tra thực tế trước khi cấp GCN ĐKKD:

Dịch vụ cầm đồ;

Dịch vụ nhà trọ, nhà cho thuê;

Dịch vụ Internet;

Dịch vụ Karaoke;

Kinh doanh khí đốt hoá lỏng…

Hỗ trợ trực tuyến

TOP